Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

 09:15 30/08/2023        Lượt xem: 1277

Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT
Nám trái, đém trái, nổ trái là thuật ngữ quen thuộc mà con Miền Tây dùng để gọi thay thế cho bệnh thán thư và thối trái trên ớt. Bệnh gây hại mạnh những năm gần đây, nhất là mùa mưa.
Bệnh gây hại ở tất các các vùng trồng ớt ở nước ta và làm thất thu năng suất trái mỗi vụ tối thiểu 30%. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 6 năm 2023 vừa qua năng suất ớt của bà con ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp giảm ít nhất 50%, có khu vực gần như mất trắng vì sự gây hại của bệnh này. Do đó, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra ở mức thấp nhất.

1. Tác nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh:

-  Bệnh Nám trái ớt do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên hầu hết các bộ phận của cây ớt, đặc biệt gây hại nặng nhất trên trái.
-  Trên trái, khi mới phát sinh, bệnh là những đốm nhỏ, hơi lõm xuống. Sau vài ngày vết bệnh phát triển lớn hơn và tạo nên các vòng tròn đồng tâm. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau tạo thành các vết bệnh lớn làm trái bị thối, cả trái chuyển sang màu nâu xám, trên bề mặt có nhiều chấm nhỏ li ti (đó là các bào tử nấm Colletotrichum spp.). Về sau làm trái bị khô, không còn sử dụng được. Và đây chính là nguồn lây lan bệnh quan trọng sang các trái và cây khác.

2. Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh:

-  Trước đây, bệnh Nám trái ớt chỉ gây hại nặng vào mùa mưa và chủ yếu trên trái chín. Vài năm trở lại đây bệnh hầu như gây hại quanh năm và tấn công trên cả trái nhỏ, trái non.

-  Nấm gây bệnh Nám trái ớt thích hợp phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ẩm độ không khí cao (sương mù, mưa nhiều, tưới nước nhiều và tưới liên tục,…).

3. Phương thức lây lan và lưu tồn của nấm bệnh:

-  Bào tử nấm dễ dàng phát tán theo gió, côn trùng, nông cụ, nước mưa hoặc nước tưới,…

-  Bào tử nấm gây bệnh Nám trái lưu tồn trong xác bả thực vật đã nhiễm bệnh từ vụ trước, trong ký chủ phụ như các cây họ cà ớt và khoai tây hoặc trong hạt giống.

4. Biện pháp quản lý bệnh:

4.1. Biện pháp canh tác:

-  Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy xác bả thực vật vụ trước.

-  Trước khi xuống giống bà con nên xử lý đất bằng chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma, vừa giúp đất tơi xốp hơn, vừa phân hủy xác bả thực vật còn sót lại, vừa tiêu diệt một số nấm bệnh lưu tồn trong đất.

-  Luân canh với các loại cây trồng khác họ cà ớt và khoai tây.

-  Chọn giống sạch bệnh và cần xử lý hạt giống trước khi trồng.

-  Trồng cây với mật độ hợp lý và bón phân hóa học cân đối.

4.2. Biện pháp hóa học:

-  Thường xuyên thăm ruộng để phát hiện bệnh sớm và phòng trị kịp thời

-  Sử dụng kết hợp Sát Khuẩn Lạnh 3SLAnti-romyl 72WP để phòng và trị bệnh Nám trái ngay từ giai đoạn đầu.

-  Liều lượng sử dụng:

     + Phun ngừa: 20cc Sát Khuẩn Lạnh + 20g Anti-romyl cho bình máy 25L

     + Phun trị: 30cc Sát Khuẩn Lạnh + 30g Anti-romyl cho bình máy 25L.
Bà con lưu ý: Phun lặp lại sau 2 ngày nếu thấy bệnh chưa dứt hẳn.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ

Hotline (miễn cước): 1800.599.952 hoặc Zalo: 0896.961.770

Công ty NÔNG DƯỢC ANT kính chúc bà con trúng mùa được giá !!!

Tin liên quan
Tin tức mới
Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

 09:15 30/08/2023
Nám trái, đém trái, nổ trái là thuật ngữ quen thuộc mà con Miền Tây dùng để gọi thay thế cho bệnh thán thư và thối trái trên ớt. Bệnh gây hại mạnh những năm gần đây, nhất là mùa mưa.
Bệnh gây hại ở tất các các vùng trồng ớt ở nước ta và làm thất thu năng suất trái mỗi vụ tối thiểu 30%. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 6 năm 2023 vừa qua năng suất ớt của bà con ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp giảm ít nhất 50%, có khu vực gần như mất trắng vì sự gây hại của bệnh này. Do đó, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra ở mức thấp nhất.
GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

 15:16 03/08/2023
Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ sâu cuốn lá thường phát sinh và gây hại nặng.
Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

 10:02 25/07/2023
Cây còi cọc, lá rụng, rễ cháy, đất chai cứng, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,... Là tình trạng phổ biến trên cây sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn này, cây sầu riêng cần được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng để chuẩn bị cho các đợt đi đọt và làm bông tiếp theo.
Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

 16:07 30/06/2023
Sầu riêng từ lâu được mệnh danh là vua của các loài cây ăn trái. Đi đôi với vị ngon, bổ, cùng giá trị kinh tế cao thì cây sầu riêng còn được biết đến là đứa con khó tánh nhất nhì. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào đúng các giai đoạn thì việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại để đảm bảo sức khỏe cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay56
  • Tháng hiện tại881
  • Tổng lượt truy cập204.958
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây