Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

 05:07 30/06/2023        Lượt xem: 5065

Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT
Sầu riêng từ lâu được mệnh danh là vua của các loài cây ăn trái. Đi đôi với vị ngon, bổ, cùng giá trị kinh tế cao thì cây sầu riêng còn được biết đến là đứa con khó tánh nhất nhì. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào đúng các giai đoạn thì việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại để đảm bảo sức khỏe cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trong đó, nứt thân xì mủ là một bệnh phổ biến trên sầu riêng và khó phòng trị. Bệnh xuất hiện và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, kể cả giai đoạn cây trong vườn ươm.

Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng rất phổ biến

1. Tác nhân gây bệnh:
- Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora spgây ra.
- Trong đó tuyến trùng, rệp sáp và côn trùng chích hút là tác nhân chính tạo vết thương cơ học để nấm bệnh tấn công vào cây.
- Nguồn bệnh tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, mưa kéo dài bệnh sẽ phát triển mạnh và tạo vết xì mủ ở cổ rễ, sau đó lan dần lên phía trên thân, cành.
2. Dấu hiệu nhận diện bệnh:
- Những vết nứt ngắn hoặc dài dọc theo thân, các vết nứt có nhựa màu nâu chảy ra.
- Thông thường bệnh trị hoài nhưng không hết, do chúng ta thường chỉ quan tâm điều trị các vết bệnh ở phía trên thân mà quên rằng bệnh có nguồn gốc từ cổ rễ. Nếu không phòng trị triệt để về lâu dài bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và gây chết toàn cây.
- Ngoài ra, bệnh có thể bắt đầu xâm nhập vào cây từ những vết thương trên thân do côn trùng (sùng, sâu đục) tạo ra, sau đó lan dần xuống cổ rễ và tập trung gây hại ở vị trí này.
- Vị trí cổ rễ: Từ gốc ra 30 – 40 cm. Phần này nấm tập trung tấn công nhiều.
3. Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây bệnh:
- Nấm bệnh phát sinh mạnh vào mùa mưa, cành lá để um tùm, không tỉa cắt cho thông thoáng dẫn đến nấm bệnh gây hại dễ phát triển và lan rộng ra thân cành.
- Dinh dưỡng không cân đối: Bón nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật lưu dẫn, thuốc diệt cỏ hóa chất độc tính cao, không xử lý đất thường xuyên bằng các chế phẩm sinh học như Trichoderma, Baciilus sp., … vì thế đất trở nên chua, chai cứng và thoái hóa.
- Không kiểm soát tốt tuyến trùng, mối, côn trùng cắn phá rễ, tạo vết thương cơ học cho các loài nấm bệnh xâm nhập và phát triển.
- Cây trồng sâu, cổ rễ bị chôn lấp trong đất, phần gốc thường xuyên bị đọng nước không thông thoáng.
- PH đất thấp (<5) kết hợp việc cây bị stress kéo dài (Xiết nước xử lý ra hoa, đất ngập nước), cây dồn hết sức để ra hoa, mang trái, sức đề kháng kém là những điều kiện thích hợp để nấm tấn công và gây hại.
4. Biện pháp phòng trị bệnh:
4.1. Đối với bệnh trên thân:
- Dùng dao (đã tuyệt trùng bằng cồn) cạo sạch vết bệnh. Sau đó, bà con pha 100g Anti-romyl + 3ml Lưu dẫn ANT cho 0,5 lít nước, quét lên vết bệnh đã cạo sạch và xung quanh để tránh lây lan. Quét lặp lại sau 10 ngày.
4.2. Đối với bệnh ở cổ rễ:
- Dùng dụng cụ bưi cho lộ phần cổ rễ ra ngoài. Sau đó, dùng dao sạch cạo sạch vết bệnh (Lưu ý: Không cạo quá sâu, tàn dư phải được gom lại và tiêu hủy để tránh lây lan sang các cây khác).
- Tương tự trên thân, bà con pha 100g Anti-romyl + 3ml Lưu dẫn ANT cho 0,5 lít nước, quét lên vết bệnh đã cạo sạch và xung quanh để tránh lây lan. Quét lặp lại sau 10 ngày.
4.3. Phòng bệnh hơn trị bệnh:
- Phun Anti-romyl định kỳ trên lá và trong thân ngoài việc giúp phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh quan trọng như thán thư, cháy lá, vàng lá thối rễ và các bệnh do nấm gây ra. Với liều lượng khuyến cáo 1kg cho 400 – 500 lít nước (Tùy vào tuổi và độ rộng tán cây mà lượng nước tưới sẽ khác nhau).
- Ngoài ra, việc tạo môi trường đất có pH thích hợp (≥5.5) để rễ có điều kiện phát triển và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả là rất cần thiết. Vì khi pH đất thấp là điều kiện bất lợi khiến rễ không ăn sâu, không bung rộng, từ đó không hút được chất dinh dưỡng, đồng thời trên vùng đất có pH thấp (đất phèn) phân sẽ không tan, bốc hơi và gây lãng phí phân bón.
=>Nâng pH đất bằng sản phẩm ANT pH+: Giúp trung hòa độ chua trong đất, nâng pH đất cấp tốc. Với liều lượng khuyến cáo, 1kg pH+ pha cho 800 – 1000 lít nước hoặc trộn phân rải từ 1 – 2kh/ha. Lưu ý: Cây bị nứt thân xì mủ bà con nên hạn chế bón phân hóa học. Nên bổ sung phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma.
- Cải tạo đất bằng phân hữu cơ và bổ sung vi sinh vật có lợi. Việc bổ sung  phân hữu cơ sẽ mang lại rất nhiều lợi ít lâu dài, đặc biệt khi kết hợp với chế phẩm sinh học nấm Trichoderma. Giúp đất tơi xốp hơn, cải tạo và phục hồi hệ rễ mới, giúp cây hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn, phục hồi nhanh hơn.
=>Cung cấp Trichoderma bằng sản phẩm TRICHO PLANT. Với liều lượng khuyến cáo 1kg Tricho Plant trộn cho 50kg phân hữu cơ, bón từ 1,5 – 2kg mỗi gốc (tùy vào tuổi cây mà liều lượng bón sẽ khác nhau).

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ

Hotline (miễn cước): 1800.599.952 hoặc Zalo: 0896.961.770

Công ty NÔNG DƯỢC ANT kính chúc bà con trúng mùa được giá !!!

 
 
Tin liên quan
Tin tức mới
Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

 22:15 29/08/2023
Nám trái, đém trái, nổ trái là thuật ngữ quen thuộc mà con Miền Tây dùng để gọi thay thế cho bệnh thán thư và thối trái trên ớt. Bệnh gây hại mạnh những năm gần đây, nhất là mùa mưa.
Bệnh gây hại ở tất các các vùng trồng ớt ở nước ta và làm thất thu năng suất trái mỗi vụ tối thiểu 30%. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 6 năm 2023 vừa qua năng suất ớt của bà con ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp giảm ít nhất 50%, có khu vực gần như mất trắng vì sự gây hại của bệnh này. Do đó, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra ở mức thấp nhất.
GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

 04:16 03/08/2023
Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ sâu cuốn lá thường phát sinh và gây hại nặng.
Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

 23:02 24/07/2023
Cây còi cọc, lá rụng, rễ cháy, đất chai cứng, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,... Là tình trạng phổ biến trên cây sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn này, cây sầu riêng cần được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng để chuẩn bị cho các đợt đi đọt và làm bông tiếp theo.
Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

 05:07 30/06/2023
Sầu riêng từ lâu được mệnh danh là vua của các loài cây ăn trái. Đi đôi với vị ngon, bổ, cùng giá trị kinh tế cao thì cây sầu riêng còn được biết đến là đứa con khó tánh nhất nhì. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào đúng các giai đoạn thì việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại để đảm bảo sức khỏe cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay21
  • Tháng hiện tại3.130
  • Tổng lượt truy cập181.894
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây