Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

 23:02 24/07/2023        Lượt xem: 1279

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT
Cây còi cọc, lá rụng, rễ cháy, đất chai cứng, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,... Là tình trạng phổ biến trên cây sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn này, cây sầu riêng cần được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng để chuẩn bị cho các đợt đi đọt và làm bông tiếp theo.

Trong suốt quá trình từ đi đọt, ra hoa, đặc biệt là giai đoạn cho trái và nuôi trái, cây đã sử dụng tất cả dinh dưỡng (từ nguồn dinh dưỡng do nông dân cung cấp chủ động - qua việc bón phân cho đến sử dụng năng lượng được tích lũy trong cây - qua quá trình quang hợp). Có thể nói cây sầu riêng đã sử dụng cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.

Do đó, sau thu hoạch bà con cần thực hiện các công tác phục hồi cây chủ động để giúp cây sầu riêng phục hồi nhanh chóng, tránh làm cây quá suy kiệt:

1. Cắt tỉa cành và tạo tán, tạo độ thông thoáng cho vườn:

- Cắt tỉa các cành bị sâu bệnh, cành nhỏ, cành yếu, cành mọc trong thân, cành mọc hướng lên trên ngọn.

- Loại bỏ các cành mọc gần mặt đất (<1m tính từ mặt đất lên). Nhằm hạn chế bệnh nứt thân xì mủ.

2. Vệ sinh vườn, xử lý nấm bệnh:

- Thu gom tàn dư thực vật và tiêu hủy.

- Xử lý nấm bệnh: Rửa vườn bằng Anti-romyl 72WP kết hợp với Sát khuẩn lạnh, vừa để sát khuẩn vườn, vừa diệt sạch nấm khuẩn còn lưu tồn.

3. Quản lý nước hợp lý:

- Việc cung cấp nước cho cây vào giai đoạn này là rất cần thiết, bên cạnh đó phải đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng gây thối rễ và là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển và gây hại.

4. Bón phân hữu cơ:

- Công tác tiếp theo trong quy trình phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch là bón phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma – Nhằm cải tạo đất đã thoái hóa, tạo điều kiện tối hảo nhất giúp rễ có môi trường tốt nhất để phục hồi và tạo tiền đề cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác hiệu quả hơn. Ngoài ra, nấm đối kháng Trichoderma còn có công dụng quản lý một số loài nấm bệnh tồn tại trong đất.

- Bà con tiến hành dùng cào 3 chỉa xới nhẹ lớp đất mặt lên (khoảng 1 – 2 cm). Sau đó, trộn 1kg Trichoderma cho 50kg phân hữu cơ. Bón mỗi góc từ 1,5 – 2kg (Tùy vào tuổi cây và độ rộng tán cây mà lượng phân bón sẽ khác nhau). Bón định kỳ 2 – 3 tháng/lần.

- Lưu ý: (1) Phân hữu cơ phải được ủ hoai mục hoặc đã được xử lý. (2) Sau khi sử dụng Trichoderma, cần thời cách ly ít nhất 15 – 20 ngày sau mới được sử dụng các nhóm thuốc trị bệnh (Vì bản chất Trichoderma là một loài nấm – nấm có lợi).

5. Bổ sung dinh dưỡng - Phục hồi sinh lực cây nhanh chóng:

- Sau khi bà con tạo được một nền đất có môi trường tối hảo thì việc tiếp theo cần làm là cung cấp các chất dinh dưỡng chủ động, dễ hấp thu giúp cây phục hồi sức khỏe nhanh hơn, tạo một bộ khung cứng chắc - chuẩn bị sẵn sàng cho các đợt đi đọt và làm bông kế tiếp.

- Công ty NÔNG DƯỢC ANT xin gửi đến quý bà con bộ đôi giải pháp giúp Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch: Phù Sa Delta – Chuyên phục hồi cây ăn trái + Humate – Kích rễ, đi đọt, kéo tượt mạnh.

Bộ đôi giải pháp: PHÙ SA DELTA + HUMTAE chuyên sầu riêng

- PHÙ SA Delta chứa các thành phần hữu cơ đặc hiệu (Acid humic, acid fulvic), bổ sung các thành phần vi lượng cần thiết như Sắt, đồng, kẽm, mangan. Giúp phục hồi cây suy, phục hồi cây sau thu hoạch, kích rễ mạnh, bung đọt mới nhanh, dưỡng lá xanh dày, cải tạo đất và giữ độ ẩm cho đất. Tạo điều kiện cho sầu riêng đi đọt mới đồng đều và khỏe mạnh.

- HUMATE chuyên sầu riêng – Chứa các thành phần hữu cơ vi sinh và các chất vi lượng cần thiết giai đoạn phục hồi: Giúp cân bằng dinh dưỡng trong đất, phục hồi và tái tạo hệ rễ mới, tăng chồi non, kéo tượt mạnh, dưỡng lá xanh mướt, xanh bền.

- Liều lượng sử dụng: 1kg PHÙ SA kết hợp với 300ml HUAMTE pha cho phuy 200 - 300 lít nước. Đối với cây từ 4 năm tuổi, tưới từ 10 – 15 lít/gốc. Cây từ 10 năm tuổi trở lên tưới từ 20 – 25 lít cho mỗi gốc. Bà con lưu ý, tưới định kỳ 20 – 30 ngày/lần (tùy thuộc vào tuổi cây và độ rộng của tán mà lượng nước tưới sẽ khác nhau).

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ

Hotline (miễn cước): 1800.599.952 hoặc Zalo: 0896.961.770

Công ty NÔNG DƯỢC ANT kính chúc bà con trúng mùa được giá!!!

Tin liên quan
Tin tức mới
Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

 22:15 29/08/2023
Nám trái, đém trái, nổ trái là thuật ngữ quen thuộc mà con Miền Tây dùng để gọi thay thế cho bệnh thán thư và thối trái trên ớt. Bệnh gây hại mạnh những năm gần đây, nhất là mùa mưa.
Bệnh gây hại ở tất các các vùng trồng ớt ở nước ta và làm thất thu năng suất trái mỗi vụ tối thiểu 30%. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 6 năm 2023 vừa qua năng suất ớt của bà con ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp giảm ít nhất 50%, có khu vực gần như mất trắng vì sự gây hại của bệnh này. Do đó, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra ở mức thấp nhất.
GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

 04:16 03/08/2023
Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ sâu cuốn lá thường phát sinh và gây hại nặng.
Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

 23:02 24/07/2023
Cây còi cọc, lá rụng, rễ cháy, đất chai cứng, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,... Là tình trạng phổ biến trên cây sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn này, cây sầu riêng cần được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng để chuẩn bị cho các đợt đi đọt và làm bông tiếp theo.
Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

 05:07 30/06/2023
Sầu riêng từ lâu được mệnh danh là vua của các loài cây ăn trái. Đi đôi với vị ngon, bổ, cùng giá trị kinh tế cao thì cây sầu riêng còn được biết đến là đứa con khó tánh nhất nhì. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào đúng các giai đoạn thì việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại để đảm bảo sức khỏe cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay9
  • Tháng hiện tại1.953
  • Tổng lượt truy cập202.410
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây