08:42 22/06/2021 Lượt xem: 1424
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẠO ÔN BỘI NHIỄM VI KHUẨN HÈ THU
Hiện nay, tại ĐBSCL tình hình thời tiết diễn biến thất thường là cơ hội để nấm bệnh, vi khuẩn tấn công và gây lan nhanh, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời.
Đặc biệt, vụ hè thu năm nay nếu bà con nông dân bón phân dư đạm, cùng với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện để bệnh đạo ôn (do nấm pyricularia oryzae) phát triển và gây hại mạnh, đồng thời vi khuẩn gây bệnh thối gốc (do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra) dễ bội nhiễm cùng nấm bệnh đạo ôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa và làm giảm thiệt hại năng suất về sau.
Đạo ôn bội nhiệm với vi khuẩn thường gây hại chủ yếu vụ hè thu và thu đông, khi lúa từ 25-35 ngày sau sạ và đối với những ruộng sạ dày, bón nhiều phân đạm,… thì bệnh dễ phát triển và gây hại mạnh. Do đó, để quản lý tốt tình trạng đạo ôn bội nhiễm vi khuẩn bà con nông dân cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và áp dụng một số biện pháp sau để phòng ngừa và trị khi bệnh xuất hiện:
Ngừa bệnh:
– Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng vụ trước.
– Gieo sạ các giống kháng hoặc chống chịu với bệnh.
– Cần xử lý hạt giống trước khi gieo sạ.
– Mật độ gieo, cấy vừa phải.
– Bón phân cân đối, hợp lí. Tránh bón thừa đạm.
BỆNH ĐẠO ÔN GAY HẠI TRÊN LÚA Nguồn: Tường Huy (Long An)
THỐI GỐC DO VI KHUẨN TRÊN LÚA Nguồn: PGS.TS Phạm Văn Kim
Trị bệnh:
– Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện để xử lý.
– Khi bệnh đạo ôn bội nhiễm vi khuẩn cùng lúc thì cần nhanh chóng tháo nước để xả, thực hiện 1-2 lần để nhanh chóng xả bỏ chất độc, mầm bệnh.
– Ngưng bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá chứa đạm, vì đó là điều kiện để bệnh phát triển nhanh.
– Sau đó, bà con nông dân cần giữ nước xem xép trên ruộng và tiến hành xử lý bằng thuốc BVTV đặc trị bệnh đạo ôn và vi khuẩn (phối hợp chung), phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
+ Các gốc thuốc trị đạo ôn như: Tricyclazole, isoprothiolane,…
+ Quản lý vi khuẩn bằng một trong các gốc thuốc sau: Oxytetracycline, Streptomicine, Bronopol, Bismerthiazol,…
– Sau khi bệnh đứng bổ sung dinh dưỡng chứa Zn, Ca, Si để phục hồi bộ lá nhanh hơn.
Và tiến hành song song rải vôi bột, tập trung vùng có bệnh để diệt vi khuẩn trên mặt đất và trong nước.
Chúc bà con nông dân canh tác hiệu quả!