Lão nông thu bạc tỷ mỗi năm từ meo nấm

 14:41 16/04/2018        Lượt xem: 1179

Lão nông thu bạc tỷ mỗi năm từ meo nấm

Từ khi tự làm được meo giống nấm và thiết bị khử trùng phôi nấm, ông Hòa đổi đời vì có thu nhập 100 triệu đồng mỗi tháng.

Ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định, ông Đỗ Đình Hòa (55 tuổi) nổi tiếng với nghề trồng nấm. Vì gắn bó với nghề nông và nhiều loại cây trồng nhưng làm mãi chẳng khấm khá nên cuối cùng ông Hòa quyết đặt cược khi rẽ sang trồng nấm.

Khi mới bước vào nghề, ông phải đi mua giống nấm (meo) về cấy vào phôi để sản xuất. Cách làm này vừa không chủ động, vừa khiến chi phí tăng cao. Ông quyết tâm sẽ có ngày mình làm chủ được công nghệ trồng nấm từ công đoạn đầu đến cuối.

Với vài ba trại nấm ban đầu, ông Hòa vừa làm vừa nghiên cứu qua sách vở báo chí về kỹ thuật làm giống nấm. Mày mò suốt 7 năm trời với những dụng cụ chuyên dụng trong căn buồng ông lấy làm phòng “thí nghiệm”, để rồi cuối cùng ông cũng cho ra được mẻ meo giống nấm đầu tiên, đó là vào năm 2007.

Meo giống nấm được làm ra từ dinh dưỡng của khoai tây, lúa, đậu xanh… chưng cất lên. "Bây giờ trông nó đơn giản là vậy nhưng phải mất 7 năm tôi mới làm thành công mẻ meo giống đầu tiên. Từ ngày làm ra được meo giống nấm tôi mới tự tin mở rộng sản xuất”, ông Hòa chia sẻ.

lao-nong-thu-bac-ty-moi-nam-tu-meo-nam

Ông Hòa giúp gia đình đổi đời với thu nhập 100 triệu đồng mỗi tháng khi tự làm ra meo giống nấm và thiết bị khử trùng phôi nấm. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam

Sau thành công meo giống nấm, ông Hòa tiếp tục nghiên cứu thiết bị cung cấp nhiệt cho lò khử trùng bịch phôi lên đến 160 độ C, nhờ đó tỷ lệ bịch phôi bị hỏng giảm từ 20% xuống chỉ còn 1-2%. Thiết bị cung cấp nhiệt đơn giản chỉ là một cái hộp sắt khoảng gần 30 kg, được hàn kín, rỗng ruột. Hộp sắt này có 2 đầu nối 2 ống sắt thông từ chảo nước dẫn nhiệt ẩm vào lò khử trùng bịch phôi. Hộp sắt được đặt sát thành lò, bên cạnh đáy chảo.

Ông Hòa miêu tả, khi chụm lửa, lúc chảo nước sôi bùng, khi ấy cái hộp sắt “ăn” lửa đã đỏ rực, lúc này nhiệt của chiếc hộp sắt cung cấp cho lò khử trùng bịch phôi lên đến 160 độ C. Nhờ đó tỷ lệ bịch phôi hư hỏng giảm xuống chỉ còn 1-2%. Đặc biệt, làm thiết bị này chỉ tiêu tốn 1,2 triệu đồng, nhưng có thể khử trùng được hơn 6.000 bịch phôi, cao hơn gấp 10 lần so dùng nồi áp suất.

Làm chủ được công nghệ, ông Hòa mở rộng quy mô sản xuất lên trên 20 trại trồng nấm và làm những bịch phôi nấm cung ứng cho người trồng khắp cả nước. Hiện những trại trồng nấm của ông Hòa mỗi tháng cho thu hoạch khoảng 2 tấn nấm, với giá bán bình quân 25.000 đồng một kg, mỗi tháng ông Hòa có thu nhập từ nấm là 50 triệu đồng.

Ngoài ra, mỗi tháng ông Hòa còn bán đi khắp cả nước khoảng 15.000 bịch phôi, giá mỗi bịch 4.000 đồng, vị chi ông thu thêm được khoảng 60 triệu đồng nữa. Những trại làm nấm của ông Hòa còn thu hút 60 lao động địa phương với công việc phơi mùn cưa, dào mùn cưa vào bịch ni lon… với mức thu nhập gần 4 triệu đồng/người/tháng. Nếu tính tổng thu nhập của ông Hòa mỗi tháng không dưới 100 triệu đồng,tính  lãrao nông Bình Định kiếm được bạc tỷ mỗi năm.

Hiện nay những trại nấm của ông Hòa cho thu hoạch mỗi ngày 1,2 - 1,4 tạ nấm. Những ngày rằm, mùng một giá nấm tăng cao đến 35.000 đồng một kg mà không có hàng bán. Nấm của ông Hòa được bạn hàng khắp các huyện trong tỉnh về lấy bán. Còn phôi nấm cung ứng cả nước, ngoài các địa phương trong tỉnh Bình Định còn được bán cho người làm nấm ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, thị xã An Khê (Gia Lai). Miệt mài lao động, tháng 5/2017 vừa qua, ông Hòa được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng cho ông Huân chương Lao động hạng Ba.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Tin liên quan
Tin tức mới
Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

 09:15 30/08/2023
Nám trái, đém trái, nổ trái là thuật ngữ quen thuộc mà con Miền Tây dùng để gọi thay thế cho bệnh thán thư và thối trái trên ớt. Bệnh gây hại mạnh những năm gần đây, nhất là mùa mưa.
Bệnh gây hại ở tất các các vùng trồng ớt ở nước ta và làm thất thu năng suất trái mỗi vụ tối thiểu 30%. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 6 năm 2023 vừa qua năng suất ớt của bà con ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp giảm ít nhất 50%, có khu vực gần như mất trắng vì sự gây hại của bệnh này. Do đó, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra ở mức thấp nhất.
GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

 15:16 03/08/2023
Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ sâu cuốn lá thường phát sinh và gây hại nặng.
Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

 10:02 25/07/2023
Cây còi cọc, lá rụng, rễ cháy, đất chai cứng, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,... Là tình trạng phổ biến trên cây sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn này, cây sầu riêng cần được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng để chuẩn bị cho các đợt đi đọt và làm bông tiếp theo.
Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

 16:07 30/06/2023
Sầu riêng từ lâu được mệnh danh là vua của các loài cây ăn trái. Đi đôi với vị ngon, bổ, cùng giá trị kinh tế cao thì cây sầu riêng còn được biết đến là đứa con khó tánh nhất nhì. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào đúng các giai đoạn thì việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại để đảm bảo sức khỏe cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay42
  • Tháng hiện tại2.784
  • Tổng lượt truy cập181.548
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây