14:40 16/04/2018 Lượt xem: 1176
Cục BVTV vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh trồng điều về việc ban hành "Quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và thán thư hại điều"
Công văn nêu: Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, thời tiết thay đổi bất thường đã tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian ngay trước và sau tết âm lịch tại các tỉnh vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ có mưa nhỏ kéo dài, trời âm u và ẩm độ cao, có vài ngày mưa lớn đúng đợt ra hoa điều làm thối rụng bông.
Hàng nghìn ha điều ở Lâm Đồng bị bọ xít muỗi gây hại
Ẩm độ cao kéo dài là điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi và bệnh thán thư phát sinh, gây hại nặng trên cây điều so các năm trước.
Để hỗ trợ các địa phương thống nhất chỉ đạo phòng trừ bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều, Cục BVTV ban hành quy trình để các địa phương phổ biến, tuyền truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng phòng chống dịch bệnh hiệu quả và an toàn.
Tác nhân, triệu chứng và đặc điểm gây hại
1. Bọ xít muỗi
Có 2 loài bọ xít muỗi gây hại: Loài bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) phổ biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii) ít phổ biến hơn.
Bọ xít muỗi non và trưởng thành đều gây hại các bộ phận non của cây điều như lá non, chồi non, hoa và cả quả, hạt non. Vết chích lúc đầu có màu xám, sau bị thâm đen; quả non bị chích nhiều có thể phát triển dị dạng. Các loại nấm gây bệnh dễ dàng xâm nhập, gây hại qua vết chích, đặc biệt là nấm gây bệnh thán thư.
Bọ xít muỗi thường hoạt động mạnh vào buổi sáng (trước 9 giờ) và chiều tối (sau 4 giờ chiều), khi trời nắng nóng thì ẩn nấp dưới tán lá, ngày âm u thì hoạt động cả ngày.
Ký chủ: Ngoài cây điều bọ xít muỗi còn hại nặng trên nhiều cây trồng khác như ca cao, sầu riêng, bơ, chè, cà phê chè, mận, ổi...
2. Bệnh thán thư
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, thường phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài và thiếu ánh sáng. Nguồn bệnh phát tán nhờ nước và gió.
Bệnh thường xuất hiện khi điều ra lá, có nụ hoa hoặc bắt đầu đậu quả. Bệnh thường gây hại nặng trên chồi non, phát hoa, quả non và hạt làm giảm năng suất và chất lượng hạt điều. Bệnh hại nặng ở các vườn ít được chăm sóc, bón phân không cân đối, cây rậm rạp, ít cắt tỉa.
Bọ xít muỗi có thể làm gia tăng mức độ lây nhiễm bệnh thán thư khi chúng chích hút thường tạo ra vết thương giúp bệnh thán thư dễ dàng xâm nhập, gây hại vì vậy khi vườn xuất hiện nhiều bọ xít muỗi thì bệnh thán thư cũng gây hại nặng hơn.
Biện pháp quản lý tổng hợp
1. Biện pháp canh tác
Không bón quá nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kì cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non.
Làm sạch cỏ dại, tỉa cành tạo tán để vườn điều thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ thường xuyên của bọ xít muỗi. Thu gom cành, lá, hoa, quả bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan nguồn bệnh.
Thăm vườn thường xuyên vào sáng sớm hoặc chiều tối (5 - 6 giờ) kiểm tra mật độ bọ xít muỗi, bệnh thán thư vào thời kỳ cây điều ra đọt non, lá non, ra hoa đậu quả và trên các cây ký chủ phụ để phát hiện và phòng trừ kịp thời. Thu gom lá điều khô và cỏ dại đốt hun khói vào buổi chiều tối để xua đuổi bọ xít muỗi đến gây hại.
2. Biện pháp sinh học
Bảo vệ các loài thiên địch của bọ xít muỗi như kiến đen (Dolicoderus thoracicus) hoặc kiến vàng (Oecophylla smaragdina), bọ ngựa và nhện lớn bắt mồi. Kiến vàng là thiên địch hữu hiệu nhất, chúng ăn ấu trùng, trưởng thành bọ xít muỗi và có thể xua đuổi, ngăn cản trưởng thành đến chích hút hoặc đẻ trứng nếu đạt mật số cao.
Sử dụng chế phẩm nấm ký sinh Metarhizum anisopliae, Beauveria bassiana hoặc Paecilomyces sp. phun trừ bọ xít muỗi khi tuổi còn nhỏ, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.
3. Biện pháp hóa học
Chỉ sử dụng thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng do Bộ NN-PTNT ban hành hàng năm để phòng trừ bọ xít muỗi, bệnh thán thư khi có nguy cơ gây hại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng và phải theo nguyên tắc “4 đúng”.
a) Đối với bọ xít muỗi
b) Đối với bệnh thán thư
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
(nongnghiep.vn)