Trồng lúa ngày càng nhiều sâu, bệnh

 14:36 20/04/2018        Lượt xem: 1772

Trồng lúa ngày càng nhiều sâu, bệnh

Đó là tâm sự của nhiều nông dân cũng như các ngành chuyên môn về tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều và diễn biến khá phức tạp. Theo họ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các yếu tố từ biến đổi khí hậu gây ra. Từ đó, sâu, bệnh hoành hành trên trà lúa của các vụ trong năm.
 

Nông dân phun thuốc trừ bệnh hại lúa tại huyện Cái Bè.
 

Giữa cái nắng như đổ lửa, ông Lê Văn Mập, ấp Tân Hưng Đông, xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước vẫn mang bình ra ruộng phun thuốc trừ rầy. Mùi hôi nồng nặc cộng với cái nắng gay gắt khiến khuôn mặt ông bơ phờ. Bước lên bờ ranh ngồi nghỉ mệt, ông Mập cho biết: “0,8 ha lúa IR 50404 của gia đình mới được 45 ngày tuổi mà phun thuốc trừ sâu, bệnh gần cả chục lần rồi. Hết sâu đục thân, bệnh cháy lá, rầy nâu… đến phun ngừa bệnh muỗi hành. Đặc biệt, năm nay, tình trạng sâu cắn lá xuất hiện rất nhiều, gây hại trên diện rộng. Mới 1,5 tháng, nông dân tốn 600.000 – 700.000 đồng mua thuốc trừ sâu, bệnh; ai canh tác giỏi cũng phải tốn khoảng 500.000 đồng. Nếu so với vụ hè thu năm rồi, người dân phải tốn gần gấp đôi chi phí. Tình trạng như vậy, vụ lúa này nông dân khó có lãi, thậm chí lỗ vốn nặng”.

Tại huyện Cái Bè, tình hình sâu, rầy diễn biến cũng khá phức tạp. Khu ruộng của ông Nguyễn Văn Bửu, ấp Hậu Quới, xã Hậu Mỹ Bắc B có 1,5 ha trồng lúa IR 50404 nhưng đã bị cháy rầy hơn 0,2 ha, diện tích còn lại cũng bị lốm đốm chỗ cháy rầy. Ông Bửu cho biết, gia đình bận công việc nên không ra thăm đồng thường xuyên. Chỉ mới 5 ngày, rầy nâu đã đeo tới ngọn. Ông phải tức tốc bơm nước vào và mua thuốc phun rầy nâu ngay. Vậy mà, xử lý không kịp, 0,2 ha lúa bị cháy hầu như hoàn toàn, 1,3 ha còn lại bị cháy khoảng 20%. “Vụ hè thu này, sâu, bệnh diễn biến quá phức tạp nên chi phí khá cao. Chứ vụ này năm rồi làm khỏe lắm, một tuần không ra thăm đồng cũng chẳng sao”- ông Bửu nói. Sau khi xảy ra tình trạng cháy rầy, ông Bửu đã sử dụng nhiều thuốc để diệt nhưng cũng không hết. Theo ông Bửu, thời điểm này trăng sáng, đáng lẽ rầy nâu bay đi nhưng nó vẫn đeo bám cây lúa, gây không ít khó khăn cho nông dân.

Gần đó, ông Nguyễn Văn Hoàng canh tác 2 ha lúa IR 50404 được 40 ngày tuổi mà phun thuốc ngừa, cũng như trị sâu, bệnh gần cả chục lần. Theo ông Hoàng, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, sâu, bệnh không chỉ hoành hành trên lúa mà cả hoa màu. Riêng lúa của ông nhờ phun ngừa thường xuyên mà hạn chế được tình trạng cháy trên diện rộng. Tuy vậy, trong khu ruộng cũng bị cháy lốm đốm. Chưa năm nào sâu, bệnh hoành hành như năm nay. Với trà lúa này, năng suất ước giảm khoảng 10 – 15%.
Dẫn chúng tôi lại đường dẫn nước từ ruộng xuống kinh, ông Hoàng chỉ rầy nâu chết thối nước, đóng thành lớp dày dọc theo đường dẫn nước. Ông Hoàng nói: “Ruộng tôi mới phun thuốc trừ rầy 2 ngày nay, rầy chết đóng thành lớp dày như vậy. Nếu phun trễ 1 – 2 ngày nữa là cháy hết”.

 


Sau khi phun thuốc, rầy nâu vẫn còn đeo bám rất nhiều trên cây lúa.

Theo người dân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu, rầy nhiều là do trong nhiều năm trở lại đây, nước lũ không về, sâu, rầy có điều kiện phát triển. Thêm vào đó, người dân trong những vùng đê bao khép kín, thấy nước lũ không về nên tranh thủ gieo sạ trước. Những diện tích này khi thu hoạch cũng là lúc những cánh đồng khác vừa xuống giống. Chính điều đó sâu, rầy di trú từ đồng này sang đồng khác. Ngoài ra, vấn đề thời tiết với mưa nắng thất thường cũng ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể, trong vụ hè thu này, những trận mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Sau khi kết thúc mưa, trời nắng như đổ lửa. Đây là điều bất thường so với những năm về trước.

Trong một báo cáo gần đây của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho thấy tình hình rầy nâu và các loại sâu bệnh khác diễn biến khá phức tạp. Trong đó, rầy nâu gây nhiễm 1.242 ha, tập trung giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi, mật số trung bình 200 – 400 con/m2, xuất hiện chủ yếu trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, trổ tại các huyện phía Tây và xuất hiện rải rác trên lúa đông xuân 2016 – 2017 giai đoạn chín tại huyện Chợ Gạo. Riêng tại huyện Cái Bè có 578 ha nhiễm rầy với mật số 800 – 1.000 con/m2 và 50 ha nhiễm rầy với mật số 1.500 – 2.000 con/m2, các diện tích này đang được cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi. Còn diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ có 745 ha, tập trung chủ yếu giai đoạn 3 – 4 ngày tuổi, mật số 3 – 5 con/m2, xuất hiện chủ yếu trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy và TX. Cai Lậy; 953 ha nhiễm bệnh cháy lá, tỷ lệ bệnh 3 – 5% xuất hiện trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước và TX. Cai Lậy.

Vụ hè thu 2017, toàn tỉnh xuống giống trên 38.000 ha. Hiện, lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, đứng cái – làm đòng, trổ, chín. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo cán bộ kỹ thuật ở địa phương cần thường xuyên phối hợp nông dân tổ chức thăm đồng để kịp thời phát hiện và khống chế dịch hại, không lây lan ra diện tích mới. Sâu, bệnh tiếp tục phát triển mạnh, gây hại chủ yếu trên các trà lúa từ đẻ nhánh đến làm đòng, nông dân cần chủ động thăm đồng, phun thuốc đặc trị khi bệnh xuất hiện; chú ý đề phòng sâu cuốn lá trong giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng để phun trừ, giảm thấp nhất mức thiệt hại

(Nguồn VFPRESS)
Tin liên quan
Tin tức mới
Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

 09:15 30/08/2023
Nám trái, đém trái, nổ trái là thuật ngữ quen thuộc mà con Miền Tây dùng để gọi thay thế cho bệnh thán thư và thối trái trên ớt. Bệnh gây hại mạnh những năm gần đây, nhất là mùa mưa.
Bệnh gây hại ở tất các các vùng trồng ớt ở nước ta và làm thất thu năng suất trái mỗi vụ tối thiểu 30%. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 6 năm 2023 vừa qua năng suất ớt của bà con ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp giảm ít nhất 50%, có khu vực gần như mất trắng vì sự gây hại của bệnh này. Do đó, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra ở mức thấp nhất.
GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

 15:16 03/08/2023
Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ sâu cuốn lá thường phát sinh và gây hại nặng.
Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

 10:02 25/07/2023
Cây còi cọc, lá rụng, rễ cháy, đất chai cứng, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,... Là tình trạng phổ biến trên cây sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn này, cây sầu riêng cần được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng để chuẩn bị cho các đợt đi đọt và làm bông tiếp theo.
Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

 16:07 30/06/2023
Sầu riêng từ lâu được mệnh danh là vua của các loài cây ăn trái. Đi đôi với vị ngon, bổ, cùng giá trị kinh tế cao thì cây sầu riêng còn được biết đến là đứa con khó tánh nhất nhì. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào đúng các giai đoạn thì việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại để đảm bảo sức khỏe cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay56
  • Tháng hiện tại3.765
  • Tổng lượt truy cập211.667
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây